Ván Hdf là gì ? Đặc điểm và ứng dụng ván hdf trong nội thất …..
- Gỗ HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard.
- HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm.
- Gỗ HDF cấu tạo từ 80 – 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên.
- Ván HDF có mật độ cao hơn MDF khiến nó trở thành tấm nền và tấm cứng lý tưởng để trưng bày đồ đạc trong cửa hàng. Khả năng chống ẩm tốt. Do tỷ trọng của ván HDF cao hơn so với ván MDF nên chống chịu nước hiệu quả, giảm thiểu khả năng ngấm nước gây biến dạng tấm ván.
- Về cơ bản, ván HDF có khả năng chống ẩm tốt hơn ván MDF vì kết cấu bên trong có mật độ cao hơn ván ép thông thường nên HDF thường được sử dụng trong thiết kế nội thất.
- Ván HDF chống ẩm trên thị trường thường có màu xanh (màu sắc để phân biệt so với HDF thường).
- Bề mặt tấm HDF nhẵn bóng, thuận tiện cho việc ép các bề mặt trang trí như melamine, veneer, acrylic, laminate, hoặc sơn PU, sơn mài…
Cách nhận biết ván Hdf ngoài thị trường ?
Để nhận biết ván Hdf chống ẩm và ván mdf khi thi công nội thất khá khó vì trên thị trường 2 loại này đều có màu xanh giống nhau, một số cách để bạn có thể kiểm tra trước khi gia công cắt ván ( nên kiểm tra trước khi sản xuất ) :
- Trực tiếp đặt mua tại các kho hàng uy tín, có thương hiệu, có hóa đơn xuất ván rõ ràng.
- Kiểm tra trên các cạnh ván nếu mua ván phủ melamine, laminate …..
- Cân trọng lượng các tấm ván cùng độ dày để kiểm tra, ván Hdf thường sẽ nặng hơn.
Cách bảo quản nội thất Hdf trong quá trình sử dụng:
- Lau sạch bụi bẩn trên gỗ bằng vải khô mềm, không bao giờ dùng vải ướt.
- Vào mùa nồm ẩm, đồ nội thất bị ứ nước hoặc có hiện tượng ẩm mốc có thể xử lý bằng cách đặt túi hút ẩm vào bên trong, lau bằng vải khô, sau đó bôi một lớp dầu lên bề mặt.
- Ván HDF được ép melamine, laminate, Acrylic cần được dán kín các cạnh để bảo vệ lớp cốt ván bên trong giúp tăng độ bền sử dụng.